Home » Hỏi đáp sức khỏe » Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viên Bạch Mai có khám bảo hiểm không ? Bảng giá khám tại Bệnh viện Bạch Mai có đắt không ? Bạch Mai là bệnh viện uy tín hàng đầu miền Bắc. Bài viết dưới đây Hoanluu Blog sẽ cung cấp cho bạn địa chỉ, lịch khám bệnh, giờ làm việc, khám dịch vụ, khám theo yêu cầu và giá khám tổng quát tại bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện Bạch Mai là một trong nhưng bệnh viện có lịch sử lâu đời nhất ở nước ta, thành lập năm 1911. Trải qua hơn thế kỷ xây dựng và phát triển, bệnh viện đã chiếm được sự tin tưởng của giới chuyên môn và người dân cả nước.

Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân đến thăm khám và điều trị bệnh. Những thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn trong lần đầu đi khám tại bệnh viện Bạch Mai.

Giới thiệu về bệnh viện Bạch Mai

Giới thiệu về bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai (tên giao dịch tiếng Anh: Bach Mai Hospital) nằm ở 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam.

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu đặc biệt. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 1.400 giường bệnh, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%).

Tháng 10 năm 2009, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã làm việc với Bệnh viện Bạch Mai về kế hoạch phát triển bệnh viện thành trung tâm y tế chuyên sâu với tất cả các chuyên ngành về nội khoa.

Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức – cấp cứu – chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh có trình độ khoa học – kĩ thuật ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế.

Địa chỉ – số điện thoại đăng ký khám bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ - số điện thoại đăng ký khám bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai Bach Mai Hospital

Tên khác Nhà thương Cống Vọng (1911) Hospital de René Robin (1935)

Vị trí : số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa., Hà Nội, Việt Nam

Loại bệnh viện Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt.

Giường 1.900

Lịch sử Thành lập 9 tháng 3, 1945; 74 năm trước

Điện thoại +84-04-3869 3731

Website bachmai.gov.vn

Lịch khám bệnh viện Bạch Mai

Giờ làm việc của bệnh viện Bạch Mai như sau:

  • Khu khám thường: Làm việc từ thứ hai đến thứ 6 với khung giờ từ 6h30 -12h, 13h30-18h.
  • Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu: Làm việc tất cả các ngày trong tuần cũng với khung giờ từ 6h30 – 12h, 13h30 – 18h.

Các chuyên khoa tại bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viên đa khoa, điều trị hầu như tất cả các bệnh. Trong đó, tập trung phát triển các chuyên khoa chính sau:

  • Khoa tim mạch
  • Khoa hồi sức – cấp cứu – chống độc
  • Khoa thần kinh
  • Khoa y học hạt nhân và ung bướu
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Hóa sinh
  • Vi sinh

Sơ đồ khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai

Sơ đồ khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai

Một số bác sĩ giỏi tại bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai có rất nhiều bác sĩ giỏi là chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số bác sĩ giỏi công tác ở bệnh viện:

  • Bác sĩ Đỗ Gia Tuyển – Khoa Thận tiết niệu
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng – Khoa Tiêu hóa
  • Bác sĩ Phạm Bá Nha – Khoa Phụ sản
  • Bác sĩ Nguyễn Văn Liệu – Khoa Thần Kinh
  • Bác sĩ Dương Minh Tâm – Viện sức khỏe tâm thần

Bảng giá khám tổng quát tại bệnh viện Bạch Mai

STT Tên dịch vụ  Giá (VNĐ)
1 Khám bệnh 39.000
2 Khám Giáo sư 200.000
3 Khám Phó Giáo sư 150.000
4 Khám Tiến sĩ, Bác sĩ CK II 120.000
5 Khám Thạc sĩ, Bác sĩ CK I 100.000
 6 Khám bác sĩ  70.000
7 Khám yêu cầu đích danh: Cộng thêm theo mức giá từng đối tượng (mục 2, 3, 4, 5, 6)  150.000
 8 Công tư vấn  70.000
9 Hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; Chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) 200.000
10 Khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (không kể xét nghiệm, X-quang)  120.000
 11 Khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang)  120.000
 12 Khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động (không kể xét nghiệm, X-quang)  350.000

Các viện, trung tâm tiêu biểu tại bệnh viện Bạch Mai

Ngoài các khoa thì bệnh viện Bạch Mai còn có các 3 viện và 8 trung tâm nghiên cứu chuyên sâu, bao gồm:

1.Viện Sức khỏe tâm thần

1.Viện Sức khỏe tâm thần

Viện sức khỏe tâm thần là nơi tiếp nhận và điều trị các chứng rối loạn tâm thần. Viện tiếp nhận cả điều trị cả nội trú và ngoại trú và cả tuyến dưới chuyển lên.

Đội ngũ bác sĩ gồm có:

  • Bác sĩ Nguyễn Kim Việt
  • Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn
  • Bác sĩ Dương Minh Tâm

Địa chỉ: Tòa nhà T4, T5, T6

Điện thoại: 024 3576 5344

2.Viện tim mạch

2.Viện tim mạch

Viện tim mạch là nơi điều trị chuyên sâu về bệnh tim mạch, ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao vào điều trị.

Đội ngũ bác sĩ bao gồm:

  • Bác sĩ Đỗ Doãn Lợi
  • Bác sĩ Nguyễn Lân Việt
  • Bác sĩ Trương Thanh Hương
  • Bác sĩ Phạm Gia Khải

Địa điểm: Khu C, Bệnh viện Bạch Mai

Điện thoại: 0243 6290 881

3.Viện Giám định y khoa

Đây là nơi xác định tình trạng sức khỏe hay mức độ thương tích (bao nhiêu % cơ thể) theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức.

Đội ngũ bác sĩ:

  • Bác sĩ Ngô Quý Châu
  • Bác sĩ Dương Đức Hùng

Địa chỉ: Tòa nhà 3 tầng, cạnh trường Trung cấp Y Bạch Mai

Điện thoại: 024 3869 4083

4.Trung tâm chống độc

4.Trung tâm chống độc

Đây là nơi tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc để Cấp cứu – hồi sức và giải độc. Có điều trị cả nội và ngoại trú.

Địa chỉ: Tầng 2, nhà A9

Điện thoại: 024 3869 3731

5.Trung tâm Đào tạo – chỉ đạo tuyến

Địa chỉ: Tòa nhà Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến

Điện thoại: 0243 8686 391

6.Trung tâm Giải phẫu – Tế bào học

Trung tâm có các hoạt động chính sau:

  • Giải phẫu bệnh học giải phẫu
  • Giải phẫu bệnh học ngoại khoa
  • Giải phẫu bệnh lâm sàng
  • Giải phẫu bệnh thực nghiệm

Địa chỉ: Tầng 1 – Đối diện khoa Khám bệnh

Điện thoại: 024 3868 5977

7.Trung tâm phục hồi chức năng

7.Trung tâm phục hồi chức năng

Các bệnh lý cần được điều trị tại trung tâm phục hồi chức năng bao gồm:

  • Chấn thương sọ não
  • Di chứng sau bệnh lý thần kinh
  • Chấn thương chỉnh hình
  • Các bệnh lý khớp – cột sống
  • Rối loạn âm ngữ
  • Bại não, tự kỷ…

Các kỹ thuật điều trị bao gồm:

  • Vật liệt trị liệu
  • Vận động trị liệu
  • Hoạt động trị liệu
  • Âm ngữ trị liệu

Địa chỉ: Nhà tròn – Bệnh viện Bạch Mai

Điện thoại: 024 3629 0737

8.Trung tâm Hô hấp

Đây là nơi tiếp nhận và điều trị các bệnh hô hấp với kỹ thuật điều trị cao.

Điện thoại: 024 3868 6986

Địa chỉ: Tầng 6 nhà P

9.Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng

9.Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng

Đây là nơi khám và điều trị tất cả các trường hợp dị ứng như:

  • Dị ứng thuốc
  • Dị ứng mỹ phẩm
  • Dị ứng thức ăn
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm da cơ
  • Xơ cứng bì hệ thống…

Điện thoại: 0243 869 3731

Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A

10. Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng

10. Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng

Đây là nơi xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp cho từng bệnh lý, hội chẩn dinh dưỡng.

Điện thoại: 0243 869 3731 hoặc 0243 9047 643

Địa chỉ: Tầng 4 Trung tâm hội nghị Quốc tế

11.Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu

11.Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu

Đây là nơi tiếp nhận và điều trị các bệnh lý về ung bướu.

Điện thoại: 0246 278 2050

Địa chỉ: Tòa nhà Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu

Khám bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện Bạch Mai

Khám bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện Bạch Mai

Nhiều người phải đi làm hành chính chỉ sắp xếp được thời gian thứ 7, chủ nhật để đi khám bệnh. Và không biết là bệnh viện Bạch Mai có khám thứ 7, chủ nhật không?

Nếu cũng băn khoăn điều này thì bạn có thể đến Khoa khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện Bạch Mai. Khoa làm việc tất cả các ngày trong tuần. Ngoài ra bạn còn được chọn bác sĩ khám trong đó có cả trưởng khoa và phó khoa của bệnh viện.

Khám tại khoa khám bệnh theo yêu cầu cũng giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian chờ đợi. Tuy nhiên chi phí khám bệnh sẽ cao hơn khám thông thường.

Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện như sau:

  • Bước 1: Người bệnh đến quầy lễ tân của Khoa khám bệnh để xếp hàng và lấy số khám. Tại đây, bệnh nhân điền thông tin cá nhân, diện bệnh thăm khám, bác sĩ thăm khám cho bản thân.
  • Bước 2: Cầm phiếu khám và đến phòng khám có ghi trên phiếu, chờ đợi đến lượt thì vào khám. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh.
  • Bước 3: Nếu người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm, siêu âm, chiếu chụp thì đến quầy tiếp đón để đóng phí.
  • Bước 4: Đến phòng siêu âm, xét nghiệm để thực hiện. Tùy vào từng loại hình xét nghiệm mà sẽ được trả kết quả ngay hoặc được hẹn ngày nhận kết quả.
  • Bước 5: Sau khi có kết quả xét nghiệm người bệnh quay lại phòng khám của bác sĩ để nghe kết luận. Nếu chỉ cần dùng thuốc, người bệnh nhận đơn thuốc và ra về. Nếu phải nhập viện, người bệnh quay lại quầy tiếp đón để làm thủ tục nhập viện.

Khoa khám bệnh theo yêu cầu cũng điều trị hầu hết các chuyên khoa, bao gồm:

  • Nội tiết – Đái tháo đường
  • Cơ xương khớp
  • Tiêu hóa
  • Thần kinh
  • Tim mạch
  • Tiêu hóa
  • Hô hấp
  • Nội tổng quát

Các bác sĩ tại khoa Khám bệnh theo yêu cầu cũng là các bác sĩ giỏi, bao gồm:

  • PGS.TS Đỗ Trung Quân –  Khoa Nội tiết
  • PGS.TS Đào Hùng Hạnh
  • ThS.BS Phạm Hồng Minh –  Khoa  Thần kinh
  • GS.TS Lê Đức Hinh  –  Khoa Thần kinh
  • PGS.TS Phạm Thị Thu Hồ – Khoa Tiêu hóa
  • GS.TS Nguyễn Khánh Trạch – Khoa Tiêu hóa
  • BS Cao cấp Nguyễn Thị Nga…

Địa chỉ: Tòa nhà A1, A3

Bảng giá khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai theo yêu cầu

Dưới đây là bảng giá tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu:

STT Tên dịch vụ  Giá (VNĐ)
1 Khám Giáo sư 200.000
2 Khám Phó Giáo sư 150.000
3 Khám Tiến sĩ, Bác sĩ CK II 120.000
4 Khám Thạc sĩ, Bác sĩ CK I  100.000
5 Khám yêu cầu đích danh: Cộng thêm theo mức giá từng đối tượng (mục 1,2,3,4)  150.000

Bệnh viện bạch mai có khám bảo hiểm không – quy trình khám BHYT

Bệnh viện bạch mai có khám bảo hiểm không - quy trình khám BHYT

Quy trình khám bảo hiểm y tế tại bệnh viện Bạch Mai cũng tương tự như khám tại Khoa yêu cầu. Tuy nhiên, người bệnh không được chỉ định bác sĩ thăm khám, cũng như phải chờ đợi khá lâu.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau về thẻ bảo hiểm y tế:

Nếu khám bảo hiểm y tế, người bệnh cần phải xuất trình thẻ khi đăng ký phiếu khám. Nếu thẻ không có ảnh, bắt buộc phải có giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân.

Trẻ em dưới 6 tuổi phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Nếu không có thẻ phải xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh. Nếu trẻ sinh ra phải điều trị ngay thì cán bộ y tế và người giám hộ sẽ ký xác nhận để làm giấy tờ thanh toán.

Trường hợp đang chờ cấp thẻ, hoặc đổi thẻ thì khi đi thăm khám người bệnh cần xuất trình giấy hẹn của đơn vị bảo hiểm xã hội. Đồng thời, xuất trình các giấy tờ để chứng minh nhân thân của mình.

Cách đi đến Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ của bệnh viện Bạch Mai là số 78 Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện nằm ngay bên đường lớn nên rất dễ tìm.

Nếu bạn từ các tỉnh thành lân cận lên HN để khám bệnh thì từ bến xe có thể đi xe ôm, taxi đến bệnh viện. Hoặc có thể đi xe bus, có rất nhiều tuyến bus đi qua bệnh viện Bạch Mai, bao gồm:

  • Tuyến 03: Bến xe Giáp Bát – bến xe Gia Lâm
  • Tuyến 21A: Bến xe Giáp Bát – bến xe Yên Nghĩa
  • Tuyến 21B: Khu đô thị Pháp Vân – Bến xe Mỹ Đình
  • Tuyến 25: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 – Bến xe Giáp Bát
  • Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát – Đại học Mỏ
  • Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn
  • Tuyến 41: Nghi Tàm – Bến xe Giáp Bát
  • Tuyến 99: Kim Mã – Bệnh viện Nội tiết Cơ sở 2

Một số lưu ý và kinh nghiệm khi đi khám tại bệnh viện Bạch Mai

Dù khám ở khoa khám bệnh thông thường hay khoa khám bệnh theo yêu cầu thì bạn vẫn phải lấy số và chờ tới lượt khám. Vì vậy để quá trình khám bệnh diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Nên đến sớm để lấy số để được khám trước.
  • Không ăn sáng để đảm bảo chính xác kết quả xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu.
  • Mang khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm bệnh.
  • Không nên đưa trẻ em đi theo khám bệnh.
  • Không nên mang theo nhiều đồ vật quý giá, chủ động bảo vệ tài sản cá nhân như tiền, điện thoại…
  • Khoa khám bệnh theo yêu cầu sẽ không nhận được hỗ trợ từ bảo hiểm y tế.
  • Khi có kết quả xét nghiệm thì quay trở lại phòng khám ban đầu để nghe kết luận kết quả.

Kinh nghiệm khám tại bệnh viện Bạch Mai

Bằng kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm đưa người nhà đi khám, tôi xin chia sẻ cách đưa người nhà đi khám tại BV Bạch Mai để giúp tiết kiệm, thời gian sức lực của bệnh nhân và người nhà.

Trường hợp 1:

Đã biết bệnh của mình là bệnh gì, ví dụ bị bệnh dạ dày từ trước bây giờ đi khám lại, hoặc đã khám ở bệnh viện dưới là bệnh phổi giờ muốn đi khám lại cho chắc.

Trường hợp này khám rất nhanh, đến thẳng khoa điều trị để khám, rất ít người biết cách này, chỉ có bệnh nhân đã điều trị mới biết, hoặc có người nhà trong viện mới biết

  • Nếu bạn khám tiêu hoá, nội tiết thì vào khoa Tiêu hoá, khoa nội tiết (nhà việt nhật, hỏi bảo vệ).
  • Nếu khám tim mạch vào viện tim mạch (một khu riêng trong bệnh viện).
  • Nếu khám hô hấp thì vào khoa hô hấp toà nhà 20 tầng mới xây.
  • Nếu bảo vệ có hỏi thì bảo đi khám bệnh TRÊN KHOA người ta sẽ cho vào.

Khám ở trực tiếp trên khoa sẽ nhanh hơn vì ít bệnh nhân hơn và bác sĩ vẫn là của viện Bạch mai. Vì sàng lọc bệnh từ trước nên xét nghiệm cũng làm nhanh hơn.

Trường hợp 2:

Bệnh nhân chưa khám bao giờ, và chưa biết mình bị bệnh gì?

Trường hợp này bệnh nhân chưa được sàng lọc bệnh nên sẽ khám ở Khoa Khám Bệnh bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện bạch mai có 2 cổng là cổng ở 78 Giải Phóng, và cổng Phương Mai. Nếu đi cổng Giải Phóng thì khoa khám bệnh ở ngay đầu. Còn đi cổng Phương Mai thì các bạn hỏi bảo vệ sẽ chỉ khoa khám bệnh

Thời gian: các bạn nên đến từ 5h, và nên đến khám vào T7 và chủ nhật vì thứ 7, CN bệnh viện vẫn khám bệnh và vắng hơn ngày thường nên rất nhanh, Không nên chen chúc các ngày trong tuần rất đông.

Sau khi đến khoa khám bệnh, mọi người lên thẳng tầng 2 khoa khám bệnh xếp hàng. Quan trọng ở bước này, nhiều người cứ xếp hàng ở tầng 1 mà không biết lấy phiếu ở tầng 2. Tầng 2 ( khám theo yêu cầu), ai khám Bảo hiểm vẫn lấy tầng 1. tầng 2 rất nhiều cửa lấy phiếu, thấy cửa nào vắng thì đứng xếp hàng ở cửa đấy.

Sau khi lấy phiếu xong, ghi sổ xong, các bạn tìm phòng bác sĩ khám, để phiếu, sổ khám ở khay ngoài cửa. Đi ra ngoài khuôn viên viện ngồi chờ cho thoáng, đỡ ngột ngạt.

7h30 các bạn quay lại chỗ khám. Đợi bác sĩ gọi rồi vào khám.

Sau khi khám xong, các bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm. Sẽ có nhiều xét nghiệm ở nhiều nơi. Chỗ này rất quan trọng nhé.

Bệnh nhân sẽ cầm xét nghiệm máu đến chỗ xét nghiệm máu và lấy máu xét nghiệm (sẽ có cô phục vụ hướng dẫn, đặc biệt không ăn sáng thì mới xét nghiệm máu được).

Các xét nghiệm còn lại như Xquang, siêu âm,.. người nhà cầm đến chỗ làm xét nghiệm, đặt phiếu càng nhanh càng tốt. Nếu có điều kiện thì 2-3 người nhà chia ra để đặt các phiếu xét nghiệm. Mọi người thường mắc sai lầm là làm xong xét nghiệm này rồi mới làm xét nghiệm khác. nên khi sang xét nghiệm khác thì phiếu đặt đã đầy nên đợi lâu. Mọi người thường sợ là đến lượt mình, người ta gọi mình mình không có! Không lo nhé, qua lượt mình, thì lúc mình đến mình chỉ cần bảo là số của tôi qua rồi, cho tôi vào, là người ta ưu tiên. Bởi vậy cứ xếp trước thoải mái.

Sau khi xét nghiệm xong hết, mọi người chờ để lấy kết quả. Thường thì làm ở đâu sẽ lấy ở đấy. Sau khi lấy xong thì mọi người cầm tất cả các xét nghiệm lên phòng bác sĩ khám lúc đầu. Đưa xét nghiệm cho nhân viên ở ngoài để người ta phát phiếu trả kết quả. Nếu xét nghiệm xong trước 10h30 thì bác sĩ đọc kết quả rồi lấy thuốc rồi về luôn. Nếu 11h mới xong thì chắc phải đến chiều mới được đọc. Nhưng cứ xin phiếu đọc kết quả để chiều đọc luôn.

Sau đấy nên đi ăn trưa, nếu đã làm hết kết quả xét nghiệm thì bệnh nhân ăn trưa thoải mái.

Có những địa điểm ăn trưa sạch sẽ và ngon như:

  • Căng tin bệnh viện Bạch Mai, hơi đắt nhưng đồ ăn được, và sạch.
  • Chợ Ngõ 4 Phương Mai: mọi người đi vào chợ ăn, rẻ, ngon.

Tuyệt đối không ăn ở đường Giải Phóng, Lê Thanh Nghị vừa đắt, vừa bẩn.

Ăn xong, 1h30 vào chỗ sáng nay khám để đọc kết quả, hoặc làm nốt xét nghiệm.

Sau khi bác sĩ kê đơn xong lấy thuốc rồi về.

  • Nếu đi xe ôm trong viện thì nên mặc cả vì các ông đấy chém khá dát. Giá chuẩn là 7k/km mọi người nên tra khoảng cách để mặc cả cho chuẩn.
  • Nếu ai đi xe bus ra Gia Lâm, Giáp bát thì đi xe bus 03.
  • Nếu ra Mỹ đình thì đi xe 16.

TÓM LẠI LÀ TRƯỜNG HỢP 2 KHÁM RẤT LOẰNG NGOẰNG VÀ MẤT THỜI GIAN. NÊN PHÂN LOẠI BÊNH TRƯỚC ĐỂ ĐI THEO TRƯỜNG HỢP 1 SẼ RẤT NHANH. NẾU CHƯA ĐI KHÁM BAO GIỜ, HAY CHƯA ĐƯỢC PHÂN LOẠI BỆNH.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về bệnh viện Bạch Mai và kinh nghiệm khi đi khám tại bệnh mà Hoanluu Blog đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng những điều này hữu ích giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đi khám bệnh.

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh viện bạch mai

các gói khám bệnh viện bạch mai

bảng giá khám bệnh tại bệnh viện bạch mai

sơ đồ khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai

số điện thoại đăng ký khám bệnh viện bạch mai

lịch khám bệnh viện bạch mai

khám tổng thể ở bệnh viện bạch mai hết bao nhiêu tiền

bảng giá khám tổng thể ở bệnh viện bạch mai

bệnh viện bạch mai có khám bảo hiểm không

  |   21/12/2019