Home » Hỏi đáp sức khỏe » Chậm kinh và đau bụng dưới có phải mang thai?

Chậm kinh và đau bụng dưới có phải mang thai?

Chậm kinh kèm theo biểu hiện đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu thường gặp khi mang thai. Tuy nhiên không phải cứ có biểu hiện này là chị em đang mang thai đâu nhé mà là do nhiều nguyên nhân khác nữa đấy.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm vùng chậu và cách điều trị

Tổng quan đa nang buồng trứng là gì?

Trước hết, khi thấy hiện tượng chậm và kinh đau bụng dưới, người ta thường sẽ nghĩ ngay tới nguyên nhân mang thai. Khi mang thai, nữ giới chịu sự chi phối của các hormone từ những tuyến nhỏ trong não như tuyến dưới đồi, tuyến yên cho đến nội tiết tố ở buồng trứng. Và để mang thai thì trứng phải làm tổ trong nội mạc tử cung và được nơi này nuôi dưỡng nên không gây rụng trứng và hành kinh được. Điều đó khiến chị em bị chậm kinh. Còn hiện tượng đau bụng dưới lúc này là do trong quá trình làm tổ của trứng tại tử cung, các tế bào phôi thai sẽ cấy vào thành tử cung để tạo nên nhau thai – nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng thai từ mẹ bầu.

Tuy nhiên, bạn đã loại trừ được nguyên nhân chậm kinh và đau bụng dưới do mang thai.

chậm kinh và đau bụng dưới

Vậy còn các nguyên nhân khác gây đau bụng dưới, chậm ngày “đèn đỏ” có thể là:

– Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Các bệnh như viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng ảnh hưởng tới hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt và gây đau bụng dưới. Ngoài ra, một số dấu hiệu đặc trưng khác của các bệnh này gồm: khí hư ra nhiều, khí hư có tính chất màu sắc lạ, đau khi quan hệ tình dục, tiểu đau rát,…

– Mất cân bằng hormone tuyến giáp: Tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp cso thể là nguyên nhân gây ra những kỳ kinh với lượng máu kinh nhiều hoặc ít bất thường, hoặc hơn nữa là trễ kinh, mất kinh.

– Đa nang buồng trứng: Bệnh này ảnh hưởng tới nội tiết tố trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Khi bị bệnh này, chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hơn bình thường, ít hơn bình thường hoặc chậm kinh, tắc kinh,…

– Tác dụng phụ của thuốc như thuốc chống trầm cảm, lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp: Một số loại thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh như thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc điều trị hen. Với thuốc tránh thai khẩn cấp, tác dụng phụ chị em rất dễ gặp là rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới, chóng mặt,..

– Mất cân bằng hormone: Tình trạng này ảnh hưởng tới hoạt động của các nội tiết tố điều phối chu kỳ kinh nguyệt – estrogen và progesterone. Không chỉ gây chậm kinh, mất cân bằng hormone còn có thể gây mất kinh.

Xem thêm: chậm kinh bao nhiêu ngày thì biết có thai

  |   04/04/2018