Home » Hỏi đáp sức khỏe » Chuẩn đoán vi khuẩn gây viêm niệu đạo

Chuẩn đoán vi khuẩn gây viêm niệu đạo

Khi bị viêm niệu đạo, chúng ta thường nghĩ do vi khuẩn lậu gây ra, nhưng thực tế thì có rất nhiều chủng loại vi khuẩn gây  ra. Do đó, người bệnh nên đi khám, xét nghiệm để chẩn đoán loại vi khuẩn gây viêm niệu đạo, từ đó làm căn cứ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Niệu đạo là một bộ phận của đường tiểu (đường tiết niệu), là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ niệu đạo (lỗ sáo) đi ra ngoài. Niệu đạo có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài và đồng thời đóng vai trò dẫn tinh dịch từ túi tinh ra ngoài khi có hiện tượng xuất tinh.

Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị viêm nhiễm bởi sự tấn công của vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả trẻ em, trong đó, người trong độ tuổi quan hệ tình dục là nhóm có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất.

Khi bị viêm niệu đạo, thường có triệu chứng điển hình:

– Tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu rắt, nóng rát dọc niệu đạo.

– Nước tiểu chuyển sang vàng đục, thậm chí có lẫn máu.

– Chảy dịch đầu niệu đạo có mùi hôi khó chịu.

– Đi khám sẽ thấy ống niệu đạo sưng tấy, lở loét.

– Quan hệ có cảm giác đau, xuất tinh đau, thậm chí xuất tinh ra máu.

Vi khuẩn gây viêm niệu đạo

– Vi khuẩn E.coli chiếm 80% trường hợp viêm niệu đạo, vi khuẩn này hiện diện trong đại tràng, đi vào lỗ niệu đạo từ vùng da xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục.

– Tụ cầu da, tụ cầu hoại sinh có thể có ở bộ phận ngoài của sinh dục do dài hoặc hẹp bao quy đầu, vệ sinh không sạch sẽ, từ đó vi khuẩn đi vào niệu đạo gây viêm.

– Nam giới có đời sống tình dục bừa bãi thì có nguy cơ bị viêm niệu đạo do vi khuẩn lậu, Chlamydia, Mycoplasma…

Ngoài ra, nam giới có thể bị viêm niệu đạo do dị ứng xà phòng, chất diệt tinh trùng có trong bao cao su. Một số trường hợp bị viêm do tác động của nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu, thăm dò bàng quang hoặc sau tán sỏi.

nguyen-nhan-gay-viem-nieu-dao
Vi khuẩn gây viêm niệu đạo

Chẩn đoán vi khuẩn gây viêm niệu đạo

Để chẩn đoán loại vi khuẩn gây viêm niệu đạo, nam giới thực hiện các xét nghiệm nước tiểu, đặc biệt là dịch mủ đầu niệu đạo xuất hiện vào sáng sớm.

Đối với viêm niệu đạo do vi khuẩn thì hầu hết nhuộm gram soi vi khuẩn để xác định (phải lấy đúng mẫu bệnh phẩm).

Những trường hợp viêm niệu đạo do tạp khuẩn, Chlamydia, Mycoplasma thì việc xác định khó khăn hơn nhiều, do Chlamydia chưa nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo, còn Mycoplasma thì môi trường nhân tạo để nuôi cấy chúng rất hiếm. Với 2 loại vi khuẩn này, cần phải thực hiện phản ứng sinh học phân tích khuếch đại gene PCR để có kết quả chẩn đoán chính xác.

Viêm niệu đạo điều trị như thế nào?

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn gây viêm niệu đạo, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

– Điều trị nội khoa: Thuốc tây hoặc đông y có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, giảm đau, lưu thông máu, từ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh. Nam giới tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị để tránh nhờn thuốc, tác dụng phụ, thậm chí sốc thuốc phản vệ.

– Điều trị ngoại khoa: Nhiều trường hợp tắc nghẽn niệu đạo, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng laser, vi sóng, quang phổ…

Bên cạnh đó, nam giới cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn…để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Để khám và hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa, nam giới có thể đặt lịch hẹn khám và hỗ trợ điều trị tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Địa chỉ tại 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

 

 

 

  |   01/06/2018