Biểu hiện sùi mào gà qua 3 giai đoạn phát triển
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh mà tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm bệnh xã hội có mức độ nguy hiểm cao nhất. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây vô sinh, hiếm muộn, lây từ mẹ sang con, thậm chí biến chứng ung thư như ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng…
Sùi mào gà do virus Human papilloma (HPV) gây ra, thời gian ủ bệnh thường từ 3 tuần đến 8 tháng. Trong giai đoạn ủ bệnh thì hầu như không có triệu chứng gì, khi bắt đầu phát bệnh thì xuất hiện các nốt sần sùi nhỏ, nhô cao màu hồng tươi và phát triển thành từ vùng, nhìn khá giống mào con gà, súp lơ. Tìm hiểu thêm: Sùi mào gà là gì
3 giai đoạn phát triển bệnh sùi mào gà
- Giai đoạn ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường 3 tuần đến 8 tháng, trung bình là 3 tháng. Trong giai đoạn này thì hầu như người bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên việc phát hiện và điều trị rất khó khăn.
- Giai đoạn đầu
– Ở giai đoạn này, người bệnh thường mọc các nốt sần sùi nhỏ li ti, khi các nốt sần sùi phát triển to tích tụ mủ có mùi hôi, trầy xước da gây đau xót, chảy máu.
– Mới đầu bệnh không có biểu hiện ở niệu đạo, nhưng khi bệnh phát triển nặng hơn thì có thể gặp phải các triệu chứng tiểu khó, trực tràng có các nốt sùi gây cảm giác ngứa rát, đại tiện khó, thậm chí tiểu hoặc đại tiện ra máu.
– Bề mặt sùi mào gà mềm, ẩm ướt, nhìn giống mào con gà hoặc súp lơ, mới đầu mọc riêng lẻ, sau đó phát triển tập trung thành vùng, có nhiều màu khác nhau như hồng nhạt, đỏ, trắng hoặc hơi nâu. Triệu chứng mọc mụn khá giống bệnh mụn rộp sinh dục, vì vậy các bạn nên đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, tránh tự ý điều trị có thể gây biến chứng nặng hơn.
– Sùi mào gà ở nữ giới thường mọc ở âm đạo, môi lớn, môi bé, xung quanh hậu môn, nếu nghiêm trọng có thể lây lan vào trong tử cung.
– Sùi mào gà ở nam giới thường mọc ở bao quy đầu, thân dương vật, xung quanh bìu và hậu môn.
- Giai đoạn sau
– Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các u nhú tiếp tục phát triển mạnh và lây lan rộng ra các vùng xung quanh cũng như lây bệnh cho người khác. Thời gian này bộ phận sinh dục dễ chảy máu do trầy xước, tiết nhiều dịch đầu dương vật hoặc âm đạo chảy dịch có mùi hôi khó chịu.
– Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm trầy xước, chảy máu hoặc bội nhiễm các hạch bạch huyết vùng bẹn, một số trường hợp sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau đớn.
Ngoài ra, sùi mào gà là căn bệnh khó điều trị nhưng dễ tái phát, do đó, việc theo dõi các biểu hiện và tái khám sau điều trị là điều rất quan trọng. Người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục một thời gian để tránh bệnh càng nặng thêm hoặc có thể lây bệnh cho người khác. Đây cũng được coi là một giai đoạn của bệnh sùi mào gà, đó là giai đoạn sau điều trị.
Các phòng tránh bệnh sùi mào gà
– Chúng ta nên vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên, nhất là trước và sau khi quan hệ, trong thời gian hành kinh ở phụ nữ.
– Quan hệ tình dục an toàn là biện pháp phòng tránh lây bệnh sùi mào hiệu quả nhất mà ai cũng có thể làm được. Tuyệt đối không quan hệ tình dục với gái mại dâm, đồng tính nam hoặc quan hệ tình dục với nhiều người.
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch và sức đề kháng.
– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
– Nếu bị bệnh sùi mào gà, các bạn cần làm xét nghiệm để phát hiện kịp thời ung thư dương vật hoặc ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: “Sùi mào gà phát triển rất nhanh, người bệnh cần phát hiện càng sớm càng tốt, nếu điều trị muộn có thể gây vô sinh, hiếm muộn,thậm chí biến chứng ung thư. Đặc biệt, đối với nữ giới, ung thư cổ tử cung là căn bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao với tỉ lệ 2 phút thì có 1 người chết vì ung thư này, chỉ sau ung thư vú.”
Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu bệnh thì nên đi thăm khám ngay để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý cho bạn.