Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
Bệnh viện Việt Pháp chuyên khoa gì ? Khoa nhi hay khoa sản ? Bệnh viện Việt Pháp là cơ sở đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại Hà Nội cũng như toàn bộ khu vực phía Bắc. Tìm hiểu những thông tin về bệnh viện này là điều cần thiết để việc thăm khám được thực hiện dễ dàng, đơn giản hơn.
Lịch sử ra đời của Bệnh viện Việt Pháp
Bệnh viện Việt Pháp, tiền thân là Bệnh viện Quốc tế Việt Nam được thành lập từ tháng 9 năm 1997 giữa Bệnh viện Bạch Mai và công ty IMC của Úc. Tới năm 2000, Bệnh viện chuyển hoàn toàn theo hướng liên doanh với 100% vốn đầu tư từ Pháp và mang tên Bệnh viện Việt Pháp cho tới nay.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Bệnh viện đã đạt được nhiều thành tự đáng kể như:
- Huân chương lao động hạng 3, huân chương về lòng dũng cảm khi đã khống chế được đại dịch Sars vào năm 2003.
- Được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng bằng khen công nhận Bệnh viện đạt chuẩn, xuất sắc toàn diện.
- Nhiều lần đạt Giải Rồng vàng do Phòng đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng.
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện
Là tập đoàn y tế tư nhân, Bệnh viện Việt Pháp có sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc cùng nhiều hệ thống khoa, phòng khác nhau.
Trong đó, Ban Lãnh đạo bệnh viên bao gồm:
- Ông Paul Teniere: Giám đốc.
- Phó Giáo sư – Tiến sĩ Võ Văn bản: Phó Giám đốc.
Địa chỉ và thời gian làm việc
Bệnh viện Việt Pháp có địa chỉ tại số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Viện khá gần với trục đường Giải Phóng và Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài ra, Bệnh viện còn một cơ sở khác là Phòng khám Đa khoa H Clinic Trung Hòa: 24T1, Hoàng Đạo Thúy, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Về thời gian làm việc, Bệnh viện Việt Pháp thăm khám trong các khung giờ sau:
- Từ Thứ 2 – Thứ 6: 8h30 – 17h30 (thời gian nghỉ trưa từ 12h -13h30).
- Thứ 7: Bệnh viện chỉ làm việc buổi sáng từ 8h30 – 12h.
- Khoa cấp cứu của Bệnh viện làm việc 24/7.
Khác với các cơ sở y tế công lập khác, Bệnh viện Việt Pháp có hỗ trợ đặt lịch khám trước qua số điện thoại 0243 577 1100. Với những trường hợp cần hỗ trợ khẩn cấp, người bệnh có thể gọi số 0243 577 1111.
Email: contact@hfh.com.vn
Bệnh viện Việt Pháp khám gì?
Bệnh viện Việt Pháp hoạt động theo mô hình y tế đa khoa. Quá trình thăm khám được trực tiếp thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế Việt Nam và các bác sĩ từ nước ngoài.
Các khoa phòng của Bệnh viện Việt Pháp
Bệnh viện Việt Pháp có các chuyên khoa Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp và các dịch vụ hỗ trợ y tế kèm theo. Dưới dây là một số khoa phòng điển hình của Bệnh viện.
- Khoa Nội đa sinh.
- Khoa Nhi – nhi sơ sinh.
- Chuyên Khoa tim mạch.
- Khoa Tai nạn và cấp cứu.
- Khoa Nội thần kinh
- Khoa Ung bướu.
- Khoa Gây mê và hồi sức cấp cứu.
- Khoa Tiêu hóa và gan mật.
- Khoa Chống lão hóa.
- Khoa Nha – chỉnh
- Khoa Sản và phụ khoa.
- Khoa Tai mũi họng.
- Khoa Mắt.
- Khoa Chấn thương chỉnh hình
- Khoa Phẫu thuật tiết niệu.
- Khoa Phẫu thuật ổ bụng.
- Khoa Chẩn đoán ổ bụng.
- Khoa Dược
- Khoa Xét nghiệm và ngân hàng máu.
- Khoa Vật lý trị liệu và hồi phục chức năng.
- ….
Thế mạnh của Bệnh viện Việt Pháp
Là cơ sở y tế đầu tiên tại Thủ đô đạt chuẩn quốc tế, Bệnh viện Việt Pháp được trang bị rất nhiều máy móc hiện đại như:
- Máy chụp CT scanner.
- Hệ thống máy đọc mã vạch.
- Hệ thống các máy xét nghiệm hiện đại.
- Phòng chiếu tia PUVA
- Phòng máy chạy điều trị.
- Thiết bị Handyscope cầm tay.
- Kỹ thuất làm răng sức mặt ngoài.
- Kỹ thuật cấy ghép răng,
- Kỹ thuật Invisalign.
Nhờ đó, Bệnh viện có thể mạnh vượt trội trong việc thăm khám, điều trị các bệnh lý như:
- Thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý liên quan tới mắt.
- Thực hiện siêu âm, chẩn đoán hình ảnh với các gói siêu âm màu 4D, siêu âm tim thực quản…
- Các gói nội soi: Nội soi phế quản ống mềm, nội soi niệu quản ngược dòng, nội soi khớp vai, nội soi tán sỏi thận qua da…
- Thăm khám, điều trị các bệnh lý nam khoa, sản phụ khoa…
- Các dịch vụ xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…
- Các gói kiểm tra sức khỏe cơ bản, kiểm tra sức khỏe nâng cao
Đội ngũ bác sĩ làm việc
Đội ngũ bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Việt Pháp đều được đào tạo bài bản chuyên sâu ở cả trong và ngoài nước. Trong đó, nổi bật hơn cả là những bác sĩ dưới đây:
- Bác sĩ Louis Cador chuyên thăm khám thăm khám và giải quyết các vấn đề về chuyên khoa Tiêu hóa và Ổ bụng.
- Giáo sư – Bác sĩ Lilly Ruth Pielago công tác tại khoa Nha và Chỉnh nha
- Tiến sĩ – bác sĩ Vincenzo Mancini chuyên khám, điều trị Da và thẩm mỹ công nghệ cao.
- Tiến sĩ – Bác sĩ Paul – Dominique Robert có hơn 30 nam kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ toàn diện.
- Phó Giáo sư Tiến sĩ Võ Văn Bản: Từng là giảng viên của Đại học Y Hà Nội và là chuyên gia cao cấp của Bệnh viện Bạch Mai.
- Bác sĩ CKII Võ Văn Phi: chuyên khoa mắt, từng công tác tại Bệnh viện Mắt Trung ương.
- Bác sĩ CKI Cao Mạnh Liêu: 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, từng công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Bác sĩ Trần Thái Hòa: Bác sĩ nội trú chuyên khoa tim mạch, từng có thời gian dài học tập tại Pháp.
Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Bệnh viện Việt Pháp
Việc khám chữa bệnh tại Bệnh viện Việt Pháp được thực hiện với các bước sau:
- Đăng ký nhập viện: Trường hợp cần nằm viện thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn về chi phí và các thủ tục cần thiết. Sau đó, người bệnh sẽ khai thông tin vào mẫu.
- Lưu viện: Thời gian nhân bệnh nhân lưu viện buổi sáng từ 7-10h, buổi chiều từ 15-17h. Riêng đối với Thứ 7, thời gian lưu viện sẽ từ 7h30-14h.
- Giấy tờ cần thiết: Bảo hiểm Y tế (nếu có), các loại thuốc đang dùng, kết quả thăm khám xét nghiệm trước đó.
- Tiến hành điều trị: Người bệnh sẽ được ký giấy đồng ý điều trị khi đã được tư vấn kỹ về lợi ích của việc điều trị. Việc ký giấy là hoàn toàn tự nguyện.
- Xuất viện: Sau khi lưu viện và điều trị ổn định, người bệnh sẽ được xuất viện ra về. Thời gian xuất viện thường từ 8h – 11h. Nếu sau khoảng thời gian này, chi phí sẽ được tình bổ sung thêm.
Lưu ý: Trường hợp muốn hủy hẹn nhập việ, hãy thông báo trước cho bệnh viện ít nhất 2 ngày.
Quy định đối với người nhà
Việc thăm bệnh của người nhà cần phải được tuân thủ rõ ràng. Trong đó những vấn đề như số người, giờ thăm bệnh cần phải được chú ý.
- Giờ thăm bệnh: Thường Bệnh viện mở cửa cho người nhà vào thăm từ 14h30 – 21h hàng ngày. Tuy nhien đối với các khoa phòng khác nhau, thời gian có thể sẽ thay đổi.
- Điều kiện sức khỏe: Nếu người nhà có các biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, ho, cảm cúm, mắc bệnh truyền nhiễm sẽ không được vào thăm. Bên canh đó, trước và sau khi vào thăm phải rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ.
- Số lượng người tới thăm: Tối đa 2 người với mỗi người bệnh.
- Không mang theo thú nuôi khi vào thăm bệnh.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Không mang theo hoa quả, đồ ăn, thức uống cho người bệnh, nhất là những loại hoa quả có mùi.
- Trẻ em dưới 16 tuổi cần có người lớn đi cùng.
- Không hút thuốc lá trong khuôn viên Bệnh viện, trừ những khu vực được cho phép tại nhà hàng H – café.
Chi phí thăm khám tại Bệnh viện Việt Pháp
Chi phí thăm khám tại Bệnh viện Việt Pháp được niêm yết rõ ràng theo quy định. Tùy theo từng nhu cầu thăm khám mà người bệnh có thể lựa chọn gói khám phù hợp. Ví dụ như:
- Gói khám lâm sàng: 874.000 VNĐ.
- Gói khám cấp cứu: 1.587.000 VNĐ.
- Lưu viện phòng đơn: 5.566.000 VNĐ.
- Lưu viện phòng đôi: 3.266.000 VNĐ.
- Lưu viện phòng cách ly: 6.325.000 VNĐ.
- Gói khám tim mạch tiêu chuẩn: 3.404.000 VNĐ.
- Gói khám tiền liệt tuyến: 2.139.000 VNĐ.
- Gói khám đau đầu: 3.220.000 VNĐ
- Gói khám nâng cao sức khỏe và sức mạnh cho nam giới: 2.622.000 VNĐ.
Kinh nghiệm khi đi khám tại Bệnh viện Việt Pháp
Anh Trung Chiến, 38 tuổi, nhân viên ngân hàng làm việc tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ với Hello Bacsi về kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Việt Pháp: “Nếu đang có ý định đi khám bệnh hay làm các xét nghiệm tại bệnh viện này, bạn nên chú ý mấy điều sau: (Nguồn hellobacsi)
- Nếu đang sinh sống ở khu vực Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, bạn hãy đặt hẹn và đến khám tại phòng khám H Clinic Trung Hòa. Đây là phòng khám đa khoa của Bệnh viện Việt Pháp.
- Vào ngày hẹn khám, bạn nên đến sớm 5 – 10 phút, vì có thể bạn sẽ phải điền thông tin cho một số biểu mẫu hoặc lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Vì lý do nào đó, bạn không thể đến đúng giờ hẹn, hãy liên hệ với bộ phận đặt hẹn của phòng khám trước giờ hẹn khoảng 8 giờ để được sắp lịch mới.
- Lưu ý: Dù bạn đã đặt lịch hẹn khám hoặc đi khám nhưng không đặt hẹn, hãy đến quầy lễ tân tại lối vào chính. Tại đây, bạn cần cung cấp thông tin về lịch hẹn khám hoặc thông tin cá nhân cho tiếp tân để tiến hành đăng ký. Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn đến các khu vực thăm khám.
- Về việc thanh toán chi phí khám, bạn sẽ thanh toán sau khi được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Nếu bác sĩ có chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật hoặc bạn cần mua thuốc tại quầy thuốc của bệnh viện, bạn phải thanh toán các khoản phí này trước tại quầy thu ngân đối diện quầy lễ tân chính.
Thủ tục nhập viện điều trị tại Bệnh viện Việt Pháp
Bác Đăng Hòe, 68 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội, chia sẻ kinh nghiệm đi khám và nhập viện điều trị tại bệnh viện này như sau: Khi khám và điều trị tại đây, bạn nên thực hiện đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Nếu có chỉ định nhập viện điều trị, bạn nên lưu ý 7 điều sau:
1. Về việc đăng ký nhập viện
Nếu bạn phải nhập viện theo chỉ định của bác sĩ, nhân viên lễ tân sẽ cho bạn biết những vấn đề liên quan như mức viện phí, chi phí thuốc men, đồ dùng cần mang theo cũng như sắp xếp ngày nhập viện… Nếu đồng ý nhập viện điều trị, bạn cần điền thông tin và ký vào giấy đồng ý điều trị. Trong trường hợp nhập viện phẫu thuật, bạn sẽ cần đóng tạm ứng chi phí điều trị để bệnh viện sắp xếp phòng mổ cho bạn. Nhân viên bệnh viện sẽ cung cấp cho bạn tờ thông tin lưu viện.
2. Lưu viện
Nhân viên lễ tân tiếp nhận nhập viện của bệnh viện luôn túc trực, hỗ trợ bệnh nhân hoàn tất thủ tục đăng ký nhập viện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn nhập viện vào các khung giờ sau, hãy báo cho nhân viên quầy lễ tân chính tại tầng 1:
- Thứ Hai – Sáu:
- Sáng: 7 – 10 giờ
- Chiều: 15 – 17 giờ
- Thứ Bảy: 7 giờ 30 – 14 giờ
Trong trường hợp cấp cứu hoặc nhập viện chuyển dạ chờ sinh ngoài giờ khám ngoại trú, bạn hãy liên hệ lễ tân cấp cứu tại tầng trệt của bệnh viện.
3. Về giấy tờ cần mang theo khi nhập viện, bạn nên mang theo đầy đủ các giấy tờ sau (nếu có):
- Thẻ Bảo hiểm Y tế, thẻ hội viên, thẻ ưu đãi
- Toa thuốc đang dùng (không mang theo thuốc)
- Kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, sổ khám bệnh hoặc tài liệu liên quan khác
- Hộ chiếu (đối với bệnh nhân người nước ngoài).
4. Hủy hẹn nhập viện:
Nếu muốn hủy hẹn nhập viện hoặc nhập viện muộn hơn lịch đã hẹn vào giờ khám ngoại trú, bạn hãy thông báo trước ít nhất 2 ngày cho nhân viên lễ tân theo số (024) 3577 1100 vào khung giờ sau: từ 7 giờ 30 – 17 giờ 30 (thứ Hai – Sáu) và từ 7 giờ 30 – 14 giờ (thứ Bảy).
Ngoài giờ khám ngoại trú, bạn hãy gọi vào số: (024) 3574 1111.
5. Nhập viện tại khu lưu viện trong ngày:
Thời gian tiếp nhận bệnh nhân thường từ 7 – 10 giờ sáng.
Bác sĩ điều trị sẽ quyết định thời gian nhập viện của bạn và thời gian nhập viện sẽ được nhân viên lễ tân của bệnh viện ghi trên thẻ nhập viện. Hãy xuất trình thẻ nhập viện ở quầy lễ tân chính tại tầng trệt. Bạn sẽ được hướng dẫn lên khu lưu viện trong ngày trên tầng 2.
Bạn có thể phải nhịn ăn uống trước khi thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật. Do đó, bạn không nên ăn uống trước giờ hẹn nhập viện ít nhất 6 giờ và không hút thuốc lá ít nhất 12 giờ trước khi làm thủ thuật. Bạn có thể uống nước lọc trước khi nhập viện khoảng 2 giờ.
Sau khi thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật, bạn sẽ được chuyển sang phòng hồi phục để nhân viên điều dưỡng chăm sóc và theo dõi. Trước khi bạn xuất viện, bác sĩ điều trị sẽ gặp và tư vấn các thông tin cần thiết và chỉ dẫn tái khám.
Lưu ý: Sau khi thực hiện thủ thuật có gây mê, bạn không nên tự đi xe về nhà mà nên có người thân đi cùng.
6. Đồng ý điều trị:
Nếu chấp thuận thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật tại bệnh viện, bạn sẽ được yêu cầu ký giấy đồng ý điều trị. Văn bản này xác nhận rằng bạn đã được giải thích rõ nguy cơ về những tai biến có thể xảy ra cũng như lợi ích của việc điều trị, trên cơ sở đó bạn đồng ý điều trị.
Bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết và trả lời bất cứ câu hỏi nào của bạn liên quan đến việc điều trị. Là bệnh nhân, bạn có quyền chấp thuận hoặc từ chối thực hiện thủ thuật/phẫu thuật bằng việc ký giấy từ chối điều trị.
7. Xuất viện:
Việc xuất viện thường được tiến hành vào khung giờ khám ngoại trú từ 8 – 11 giờ hàng ngày.
- Nếu xuất viện trong khung giờ từ 12 – 20 giờ, bạn phải thanh toán thêm 1/2 chi phí/ngày lưu viện. Nếu xuất viện sau 8 giờ tối, bạn phải thanh toán chi phí thêm cho một ngày lưu viện.
- Bạn hoặc người thân có thể hoàn tất thủ tục xuất viện với nhân viên của bệnh viện. Hóa đơn chi tiết cũng sẽ được nhân viên bệnh viện chuyển cho bạn.
- Bạn phải thanh toán toàn bộ chi phí trên hóa đơn trước khi xuất viện hoặc khi bệnh viện chưa nhận được bảo lãnh từ phía công ty bảo hiểm của bạn trước khi bạn xuất viện.
- Nếu công ty bảo hiểm xác nhận thanh toán chi phí y tế cho bạn, bạn cần ký xác nhận chi phí cho việc lưu viện tại quầy thu ngân.
- Tài liệu xuất viện gồm: báo cáo y tế, kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đơn thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn cần tái khám sau khi xuất viện, nhân viên bệnh viện sẽ cấp cho bạn thẻ hẹn tái khám.
- Sau khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, bạn có một lần tái khám miễn phí với bác sĩ phẫu thuật.
Lời kết
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của Hoanluu Blog về Bệnh viện Việt Pháp, bạn đọc đã có được những thông tin cần thiết. Hãy lưu lại để sử dụng khi có nhu cầu thăm khám nhé!
Các tìm kiếm liên quan đến bệnh viện việt pháp
bệnh viện việt pháp khoa sản
bệnh viện việt pháp tuyển dụng
bệnh viện việt pháp quận 7, hồ chí minh
bệnh viện việt pháp, tân phú, quận 7, hồ chí minh
bệnh viện việt pháp chuyên khoa gì
bệnh viện việt pháp khoa nhi
bệnh viện việt pháp hưng yên
khám dinh dưỡng bệnh viện việt pháp